Đình thần An Sơn

Đình thần An Sơn (Bình Sơn), thuộc ấp An Quới, xã An Sơn, TP. Thuận An. Đình được xây dựng vào năm 1914, với tổng diện tích sử dụng là 2.700m, do nhân dân địa phương tạo lập thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, nằm ở vị trí cạnh ngã ba sông Sài Gòn và Rạch Tra. Xung quanh đình có nhiều kênh rạch chằng chịt, và các vườn cây trái sum suê rất thuận lợi cho việc lập căn cứ kháng chiến. Các xã An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định là căn cứ kháng chiến đầu tiên của Thủ Dầu Một và tỉnh Gia Định ngay từ những ngày đầu Nam bộ kháng chiến và đình An Sơn là trung tâm của căn cứ.

binh duong image

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh với tên gọi là “chiến khu An Sơn”, là nơi dừng chân của các lực lượng kháng chiến miền Đông Nam bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Tới thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đình An Sơn là trạm Y tế tiền phương, nơi tập kết của lực lượng vũ trang tiến đánh Sài Gòn, thương binh từ mặt trận được chuyển qua sông Sài Gòn đưa về đây chăm sóc. Ban ngày địch lùng sục càn quét, cấm tụ họp cúng đình nhưng không khuất phục được tinh thần yêu nước của nhân dân An Sơn, họ vẫn bám đất, bám làng hoạt động cách mạng.

Từ năm 1935-1964, nhân dân trong làng xây dựng đình bằng vôi gạch. Từ năm 1964-1975 chiến tranh Mỹ-Ngụy phá hoại, đình đã nhiều lần tu sửa nhưng mãi tới năm 1989 bà con mới quyết định tái thiết lại và bảo tồn cho đến ngày hôm nay. Đình An Sơn được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa theo quyết định số 2941/QĐ-UB ngày 04/7/2005 và là di tích quan trọng cùng với nhân dân An Sơn sống và chiến đấu anh dũng trong suốt hai năm kháng chiến vĩ đại.