Các di tích lịch sử không thể bỏ qua khi đến thị xã Tân Uyên
Thị xã Tân Uyên, một trong những vùng đất gắn liền với những chiến công oai hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân, với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng,...
1. Đình Bưng Cù
* Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận ngày 28/11/2016
Đình được xây dựng vào khoảng năm 1850 bởi lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này lập nghiệp. Năm 1852, vua Tự Đức đã ban sắc phong. Ngôi đình này là nơi hình thành và phát triển môn võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà còn lưu truyền đến tận ngày nay. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đình là cơ sở cách mạng quan trọng của địa phương.
Các lễ hội tổ chức định kỳ tại đình là kỳ lệ cúng Kỳ yên vào ngày 18/8 âm lịch và cúng tế Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10/3 âm lịch.
Địa chỉ: P.Tân Phước Khánh, TX. Tân Uyên.
Điện thoại: (0274) 3 656 350 - Phòng Văn hóa và Thông tin TX.Tân Uyên.
2. Chiến khu Vĩnh Lợi
* Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh được công nhận vào ngày 07/12/2010
Chiến khu Vĩnh Lợi năm xưa là tiền đồn xuyên suốt của chiến khu Đ, tập trung cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo hai cuộc kháng chiến. Công trình khu di tích chiến khu Vĩnh Lợi hiện nay có diện tích hơn 5,5 ha, được khánh thành vào tháng 12/2016. Khu di tích gồm có các hạng mục: Tượng đài chiến thắng, Khu đền tưởng niệm, Hội trường,…
Địa chỉ: Ấp 3, xã Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên
Điện thoại: (0274) 3 656 350 - Phòng Văn hóa và Thông tin TX.Tân Uyên.
3. Đình Tân Trạch
* Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận ngày 30/10/2007
Đình được xây dựng vào năm 1854 dưới dạng một quần thể nhiều ngôi nhà ghép lại gồm: Tiền điện, Chánh điện và nhà. Trong tiền sảnh còn lưu giữ số lượng cột gỗ bằng gõ quý. Đây là bộ gỗ quý và lớn nhất trong các đình ở Bình Dương.
Định kỳ trong năm, Đình tổ chức 02 lệ cúng Kỳ yên vào các ngày 15/04 và 15/12 âm lịch, thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan.
Địa chỉ: Xã Bạch Đằng, TX. Tân Uyên.
Điện thoại: (0274) 3 656 350 - Phòng Văn hóa và Thông tin TX.Tân Uyên.
4. Đình Dư Khánh
* Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh được công nhận ngày 15/02/2016
Đình Dư Khánh được Vua Tự Đức (đời thứ năm) sắc phong tặng năm 1852. Bên cạnh nét kiến trúc cổ xưa của ngôi đình làng người Việt, những hiện vật có giá trị lịch sử, lễ hội tín ngưỡng truyền thống, đình còn có vị trí khá đắc địa: cổng hướng ra sông Đồng Nai - là nơi tập luyện và tổ chức các giải đua thuyền truyền thống.
Định kỳ trong năm, Đình tổ chức 02 lệ cúng Kỳ yên vào các ngày 16/02 và 16/8 âm lịch, thu hút hàng trăm lượt khách đến tham gia.
Địa chỉ: P.Thạnh Phước, TX. Tân Uyên.
Điện thoại: (0274) 3 656 350 - Phòng Văn hóa và Thông tin TX.Tân Uyên.
5. Chiến thắng Tháp canh Cầu Bà Kiên
* Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh được công nhận ngày 10/03/2008
Tháp canh Cầu Bà Kiên được xây dựng vào năm 1947 nhằm thực hiện ý đồ chiến thuật Đờ La Tour ở chiến trường Nam Bộ, hiện nay di tích chỉ còn lại một góc nền bằng đá xanh rất kiên cố. Tại đây đã ghi dấu trận đánh Tháp canh Cầu Bà Kiên xảy ra vào đêm 18 rạng sáng ngày 19/3 do đồng chí Trần Công An chỉ huy tổ du kích diệt gọn 10 tên địch gát tua, thu 08 khẩu súng và 20 quả lựu đạn. Sau này nhân dân quen gọi là Chiến thắng 19/3.
Năm 2002, TX.Tân Uyên đã xây dựng Bia tưởng niệm 19/3 trong khuôn viên có diện tích tổng thể 1.800 m2 nằm cạnh di tích.
Địa chỉ: P. Thạnh Phước, TX. Tân Uyên
Điện thoại: (0274) 3 656 350 - Phòng Văn hóa và Thông tin TX.Tân Uyên.
6. Đình Vĩnh Phước
* Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận ngày 13/3/2015
Đình Vĩnh Phước mang đậm tính chất của đình làng Việt Nam, có phong cách kiến trúc độc đáo. Đình là một di tích lịch sử - văn hoá mang đậm nét kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, đình còn lưu giữ Sắc phong của vua Tự Đức. Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đình Vĩnh Phước là nơi hoạt động cách mạng của địa phương.
Địa chỉ: KP. Vĩnh Phước, P.Thái Hòa, TX. Tân Uyên.
Điện thoại: (0274) 3 656 350 - Phòng Văn hóa và Thông tin TX.Tân Uyên.
7. Miếu Ông
* Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận ngày 30/12/2016
Miếu Ông là căn cứ địa cách mạng, nơi hoạt động Trinh sát, Quân báo, Biệt động tỉnh Bình Dương.
Miếu Ông được người dân xây dựng vào năm 1735. Đến năm 1961 tổ chức Trinh sát, Quân báo, Biệt động tỉnh Bình Dương chính thức chọn và bố trí hòm thư, cán bộ, trang thiết bị, hầm bí mật tại Miếu Ông để hoạt động. Năm 2013, Đền tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trinh sát, Quân báo, Biệt động tỉnh Bình Dương được xây dựng ngay trên mảnh đất Miếu Ông.
Địa chỉ: KP. Tân Long, P.Tân Hiệp, TX. Tân Uyên.
Điện thoại: (0274) 3 656 350 - Phòng Văn hóa và Thông tin TX.Tân Uyên.
8. Đình Nhựt Thạnh
* Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận ngày 27/12/2019
Đình được nhân dân lập nên vào khoảng năm 1848, là nơi thờ Thành hoàng bổn cảnh.
Trong hai thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Đình Nhựt Thạnh là nơi hoạt động cách mạng của người dân vùng đất cù lao. Đình Nhựt Thạnh hiện nay vẫn giữ và duy trì các nếp sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian và các nghi thức thờ cúng truyền thống của đình làng Việt Nam, như: Lễ Kỳ yên (diễn ra vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm), lễ hội kỳ Bông (diễn ra ngày 15/8 âm lịch).
Địa chỉ: Xã Thạnh Hội, TX. Tân Uyên.
Điện thoại: (0274) 3 656 350 - Phòng Văn hóa và Thông tin TX.Tân Uyên.
Bài viết tiếp theo
TỔ CHỨC HỘI CHỢ DU LỊCH TRỰC TUYẾN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM 2021
Tổ chức lễ Công bố bộ nhận diện Du lịch Bình Dương và Tổng kết, trao giải Cuộc thi “Ảnh đẹp du lịch Bình Dương” năm 2021
Tour Du lịch Bình Dương
Khám phá du lịch Bình Dương
Bài viết liên quan
Bình Dương sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế về Giải pháp Nội thất Thông minh lần thứ 5 tại WTC Expo Bình Dương
Bình Dương sẽ tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam - Indonesia (Vietnam - Indonesia Festival Week)
Hình ảnh làng nghề gốm sứ Bình Dương xuất hiện trên tờ vé số truyền thống
Huyện Bàu Bàng tổ chức Lễ tưởng niệm 61 năm ngày anh hùng liệt sĩ Trừ Văn Thố hy sinh (18/10/1963 - 18/10/2024)