Một số di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Dĩ An
Thành phố Dĩ An là một trong những thành phố có nhiều địa điểm tham quan du lịch, trong đó có các di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với vùng đất nơi đây.
1. Căn cứ cách mạng Hố Lang
* Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh được công nhận vào ngày 02/6/2004
Hố Lang là căn cứ che chở cho chiến sĩ cách mạng của Dĩ An trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.. Trong căn cứ còn có một số dấu tích, các hầm trú ẩn, xưa có hầm chứa cả trung đội là điều kiện giúp các chiến sĩ dũng cảm, mưu trí, chiến đấu, góp phần xây đắp nên những trang sử vẻ vang, truyền thống hào hùng bất khuất giải phóng quê hương.
Địa chỉ: P.Tân Bình, TP. Dĩ An.
Địa chỉ: (0274) 3 742 920 - Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Dĩ An.
2. Suối Mạch Máng (suối Sọ)
* Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh được công nhận vào ngày 25/12/2012
Tại suối Mạch Máng, ngày 04/5/1968 đã diễn ra trận đánh chống càn vô cùng oanh liệt. Trận đánh đã có hàng trăm cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng bộ đội chủ lực và dân quân địa phương. Từ đó nhân dân đã đổi tên Suối Mạch Máng thành Suối Sọ để khắc ghi tội ác của kẻ thù xâm lược và mãi mãi ghi công những anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì nước, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Tươi, P. Tân Bình, TP. Dĩ An.
Điện thoại: (0274) 3 742 920 - Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Dĩ An.
3. Đình thần Bình An
* Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận vào ngày 14/10/2009
Đình được xây dựng trước năm 1852, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Đình được ban sắc thần đời vua Tự Đức (Thứ V).Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa đình vẫn lưu được những giá trị truyền thống văn hóa, một tín ngưỡng dân gian thờ cúng nhớ ơn các bậc tiền nhân và các vị tướng tài của dân tộc. Trong khuôn viên của đình có lăng mộ của ông Trương Công Cẩn có diện tích 221.926 m2. Trong những năm kháng chiến chống thực dân pháp, đình Bình An là nơi ẩn náu - hội hợp - tập kết của các chiến sỹ cách mạng yêu nước của địa phương.
Địa chỉ: KP. Trung, P. Bình Thắng, TP. Dĩ An.
Điện thoại: 0973 559 590 - Chú Hùng - Ban quý tế đình.
4. Núi Châu Thới
* Di tích Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận vào ngày 21/4/1989
Di tích Danh thắng chùa núi Châu Thới cao 82 m, được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Dương và hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam Bộ (năm 1681).Trong thời Pháp thuộc chùa là cơ sở ẩn náu vào hoạt động cách mạng của cán bộ, chiến sĩ ta.
Chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau. Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 con rồng như vậy. Chùa còn thờ bộ thập bát La hán và thập điện Diêm Vương bằng đất nung. Chùa hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị (55 hiện vật).
Địa chỉ: P. Bình An, TP. Dĩ An.
Điện thoại: 0913 753 216 – chùa núi Châu Thới.
5. Nhà máy xe lửa Dĩ An
* Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh được công nhận vào ngày 25/12/2012
Nhà máy xe lửa Dĩ An được người dân địa phương và công nhân của nhà máy gọi là cơ xưởng hỏa xa Dĩ An, gọi tắt là Đề-pô (Dépôt) xe lửa Dĩ An. Nhà máy chuyên sửa chữa và đóng mới toa xe các loại, sản xuất phụ tùng toa xe và các sản phẩm cơ khí khác.
Nơi đây ghi dấu sự ra đời của Chi bộ Đề-pô Xe lửa Dĩ An, một trong những Chi bộ Đảng đầu tiên của Xứ ủy Nam kỳ (tháng 01/1930). Tổng diện tích khu cơ xưởng nhà máy khoảng 4.000 m2.
Địa chỉ: Số 8 Lý Thường Kiệt, KP. 1, P. Dĩ An, TP. Dĩ An.
Điện thoại: (0274) 3 752 070 - Công ty Cổ phần xe lửa Dĩ An.
6. Bảo tàng Quân đoàn 4
Bảo tàng Quân đoàn 4 tiền thân là Nhà truyền thống quân đoàn, là Bảo tàng hạng II trong hệ thống bảo tàng quốc gia.
Bảo tàng bao gồm hệ thống trưng bày nội thất (diện tích 2.370 m2 ) và bên (diện tích 1.600 m2 ) với hơn 6.000 hiện vật trưng bày. Trong đó, khu trưng bày nội thất được sắp xếp theo nhiều đề mục về quá trình chiến đấu, xây dựng, trưởng thành của quân đoàn. Khu vực khuôn viên với điểm nhấn chính là tượng đài chiến thắng của quân đoàn. Và các hiện vật khối lớn, những vũ khí của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các chiến lợi phẩm thu được của địch.
Địa chỉ: Số 10 Đại lộ Độc Lập, Khu công nghiệp Sóng Thần, TP. Dĩ An.
Điện thoại: 069 666 318.
7. Đình thần Dĩ An
* Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia được công nhận vào ngày 28/3/2019
Đình được xây dựng từ thế kỷ XIX. Năm 1852, vua Tự Đức ban sắc phong cho đình thần. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đình là nơi hoạt động cách mạng của địa phương. Đình hiện vẫn lưu còn giữ vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ trên những bao lam, khán thờ, hoàng phi, câu đối; lưu giữ vẻ đẹp của nghệ thuật cẩn gốm sứ, nghệ thuật vẽ tranh sơn thủy cùng nhiều loại hình nghệ thuật khác.
Hàng năm, đình Dĩ An có lệ cúng chính vào ngày 15 và 16/11 âm lịch. Riêng vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu là những năm đáo lệ Kỳ yên, đình Dĩ An tổ chức lễ hội lớn trong 3 ngày, từ ngày 14 đến 16/11âm lịch, có mời đoàn hát tham gia biểu diễn.
Địa chỉ: KP. Nhị Đồng I, P. Dĩ An, TP. Dĩ An.
Điện thoại: (0274) 3 841 606 – Bảo tàng tỉnh Bình Dương.
Bài viết tiếp theo
Các di tích lịch sử không thể bỏ qua khi đến thị xã Tân Uyên
TỔ CHỨC HỘI CHỢ DU LỊCH TRỰC TUYẾN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM 2021
Tổ chức lễ Công bố bộ nhận diện Du lịch Bình Dương và Tổng kết, trao giải Cuộc thi “Ảnh đẹp du lịch Bình Dương” năm 2021
Tour Du lịch Bình Dương
Bài viết liên quan
Xã Bạch Đằng: Sức sống mới qua 3 năm xây dựng Làng thông minh
Xã Định An, huyện Dầu Tiếng thúc đẩy phát triển du lịch qua nhiều hoạt động
Quảng bá thông tin Du lịch Bình Dương trên nền tảng Thư viện số
Lễ tổng kết và trao giải “Cuộc thi sáng tác video clip giới thiệu về Du lịch Bình Dương năm 2024”