NÉT XƯA NAM BỘ QUA KIẾN TRÚC NHÀ CỔ BÌNH DƯƠNG
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ vẫn còn lưu giữ lại được một số lượng nhà cổ rất có giá trị về lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật. Hiện Bình Dương có 4 ngôi nhà cổ được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật, trong đó hai ngôi nhà cổ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (nhà cổ Trần Công Vàng 07/01/1993 và nhà cổ Trần Văn Hổ ngày 29/04/1993). Hai ngôi nhà được công nhận di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh: Nhà cổ Nguyễn Tri Quan (thị xã Thủ Dầu Một), và nhà cổ Đỗ Cao Thứa (Tân Uyên) theo quyết định ngày 2/06/2004).
Bình Dương là một vùng đất được tạo hóa đặc biệt ưu đãi ban tặng cho vùng đất này sự đa dạng về thổ nhưỡng và môi trường sinh thái: Lãnh thổ Bình Dương được bao bọc bởi 3 con sông lớn ở Nam bộ là sông Sài Gòn ở phía Tây, sông Đồng Nai ở phía Đông và Sông Bé ở phía Bắc hàng năm bồi đắp phù sa, màu mỡ, làm cho vùng đất này vừa giàu có về rừng cây gỗ quý nổi tiếng một thời, vừa có chất đất thuận lợi để trồng cây công nghiệp và có cả đồng bằng phù sa màu mỡ. Trên vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi nên nhìn chung dân cư Bình Dương có đời sống ổn định, sung túc, nền nếp, phong lưu, văn hóa phát triển.
Theo Đại Nam Nhất Thống chí thời Tự Đức, Bình Dương xưa thuộc trấn Phiên An, giữa hai huyện Bình Dương (Tân Bình) và Phước Long, dân cư trù mật, nhà ngói, phố chợ liền lạc, là xứ phồn hoa đô hội của đất Gia Định, cả nước không đâu sánh bằng. Ngày nay dấu ấn xứ phồn hoa đô hội ở Bình Dương vẫn còn được lưu giữ qua nhiều ngôi nhà cổ, một loại hình di tích văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Toàn cảnh kiến trúc nhà cổ Nguyễn Tri Quan
Nghệ thuật chạm khắc trên gỗ độc đáo được thể hiện ở gian nhà tiếp khách nhà cổ Trần Công Vàng
Làng xã Bình Dương thường nằm yên bình, tĩnh lặng giữa thiên nhiên xanh tươi bạt ngàn màu xanh cây trái hay vườn cây cảnh, trên các gò đồi đã được khai phá thành vườn tược hay hay những cù lao nằm giữa sông Đồng Nai.Có lẽ phong cảnh nhà vườn với nếp sông phong lưu thể hiện rõ nhất ở những căn nhà bề thế trên những cù lao trù phú như cù lao Bạch Đằng - Tân Uyên, cù lao Rùa, cù lao Thạnh Hội được hình thành từ lâu đời được sông Đồng Nai bồi đắp phù xa màu mỡ, cư dân chọn nơi này để định cư sinh sống , có nhiều dòng họ dòng có trong những ngôi nhà cổ bề thế đồ sộ giữa vườn cây trái xanh tốt hình thành nên những không gian miệt vườn yên bình.
Để hình thành nên những ngôi nhà cổ này, từ xa xưa chủ nhân của những ngôi nhà này phải cất công xây dựng trong nhiều năm nền vì quá trình xây dựng rất phức tạp đòi hỏi tay nghề người thợ cao và rất công phu.Chi phí để cất lên được một ngôi nhà cổ này rất cao cho nên chỉ những tầng lớp quý tộc hay nhửng dòng họ giàu có mới xây được nhà cổ.
Toàn cảnh di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Trần Văn Hổ
Nhà cổ Bình Dương đều có giá trị cao về mặt kiến trúc và trang trí. Kiến trúc nhà cổ ở Bình Dương đều mang tính chất chung của nhà cổ Nam Bộ. Có đủ loại hình kiến trúc và phổ biến nhất là loại hình kiến trúc theo kiểu chữ Đinh và chữ Nhị. Phần trang trí các họa tiết trong nhà được thể hiện rất tinh xảo độc đáo nhất là ở gian chánh điện (gian thờ). Từ các tủ thờ, các hoành phi , câu đối, khám thờ, bao lam được chạm lỗng, cẩn ốc xà cừ tới các võng cửa, các đầu vì kèo, cột đều được đều được trang trí chạm khắc rất tinh thế, các họa tiết trang chí chim thú, hoa lá, các câu đối chữ Hán…tất cả làm toát nên một vẻ đẹp lỗng lậy thể hiện ướp mơ về một cuộc sông sung túc và yên bình .
Hầu hết nhà cổ tại Bình Dương thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, còn tồn tại cho tới nay đều nhờ kỹ thuật xây dựng kiên cố với các loại danh mộc quý, chắc như lim, căm xe, cà chất… Khung sườn các nhà xưa hầu hết sử dụng kỹ thuật lắp ghép tự nhiên (lắp mộng) chưa dùng đinh sắt.Ngôi nhà vừa là công trình kiến trúc tài hoa, vừa chứa đựng những tác phẩm điêu khắc phản ánh các giai đoạn của nền mỹ thuật Nam Bộ: giai đoạn sớm là chạm trổ trên gỗ mộc, toàn bộ chỉ để gỗ tự nhiên, giai đoạn muộn hơn là dùng sơn ta để sơn son thếp vàng hoặc cẩn ốc, khảm trai, sơn mài…
Nhà xưa ở Bình Dương hầu hết lợp ngói âm dương, nền nhà lót gạch tàu đỏ. Trong nhà theo mô thức trang trí nội thất thống nhất, gồm bộ trường kỷ gỗ đen ở gian giữa phía trước bàn thờ, hai gian nhà hai bên bày hai bộ ván ngựa. Ở một góc nhà có tủ kiếng để chưng bày các cổ vật kỉ niệm.
Những đường nét trang trí tinh xảo, đối xứng từng chi tiết trong kiến trúc nhà cổ Trấn Văn Hổ
Bàn thờ, nhất là các câu đối trên cột hoặc các bài minh bằng Hán tự đặt trên bàn thờ tổ tiên đều được cẩn ốc hoặc sơn son thếp vàng. Nội dung các câu đối, bài minh hầu hết đều đề cao lòng hiếu đễ với ông bà tổ tiên, nề nếp gia phong, việc kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ. Ngoài dấu ấn đặc trưng của tâm thức Nho giáo đương thời thể hiện như yếu tố chủ đạo trong nội dung các câu đối, bài minh… chủ đề trang trí trong những ngôi nhà xưa tại Bình Dương còn thấy một nội dung khác của văn hoá Nho giáo, đó là những bài thơ cổ tả phong cảnh hay là điển tích xưa. Ngoài đồ trang trí nội thất chủ yếu bằng gỗ như tủ thờ, bàn thờ, trường kỷ, bộ ván, mấy bộ bàn ghế… trong nhà còn có nhiều đồ gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu như đôn tròn, lục giác, đôn voi, chậu kiểng, độc bình. Nhiều ngôi nhà cổ còn có vài vật dụng Tây phương như đèn chùm pha lê, quạt trần, máy hát đĩa…
Nhà cổ ở Bình Dương ngày nay đều là những di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật độc đáo, là điểm đến thăm quan hấp dẫn của nhiều du khách gần xa trong và Quốc tế. Trở về với Bình Dương ngày này, về với những miệt vườn cây trái xanh tươi trù phú như cù lao Bạch Đằng, hay chốn thành thị sầm uất, tấp lập như thành phố Thủ Dầu Một, vẫn thấp thoáng đâu đó bóng dáng những ngôi nhà cổ (nhà Đỗ Cao Thứa, Trần Văn Hổ, Trần Công Vàng …) vẫn nằm bình yên, lặng lẽ theo dòng thời gian như một minh chứng cho một vùng đất sung túc thịnh vựng không chỉ ở hiện tại mà cả trong quá khứ.Về với Bình Dương, du khách có thể trải lòng suy ngẫm và cảm nhẫn được hết những thư thái và êm đềm của quá khứ và hiện tại để thấy được hết những giá trị của cuộc sống.
Ngày nay, những ngôi nhà cổ độc đáo trên đất Bình Dương đều là những giá trị di sản văn hóa vô cùng quý giá của tỉnh nhà. Khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến với Bình Dương đều đến thăm quan những ngôi nhà cổ và tất cả đều có một cảm nhận rất ấn tượng đối với kiến trúc nghệ thuật đầy quyền uy và quý tộc của những ngôi nhà cổ đã tồn tại hàng trăm năm trên vùng đất Bình Dương. Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng góp phần giúp cho du lịch Bình Dương ngày càng phát triển trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà Bình Dương.
TTXTDL
Bài viết tiếp theo
Chương trình lễ hội Hoa Ban năm 2018
Chào đón Giáng sinh và năm mới 2018 tại khách sạn the Mira
Khu du lịch Đại Nam mừng năm mới 2018 với nhiều hoạt động sôi động
Một số hoạt động chào đón Tết dương lịch năm 2018 tại Bình Dương
Bài viết liên quan
Danh sách các cửa hàng Chicken Plus tại Bình Dương tính đến hiện tại
Hành trình 1 ngày khám phá các điểm đến nổi tiếng ở Thủ Dầu Một
Bình Dương sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế về Giải pháp Nội thất Thông minh lần thứ 5 tại WTC Expo Bình Dương
Bình Dương sẽ tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam - Indonesia (Vietnam - Indonesia Festival Week)