Lễ hội Kỳ Yên

Theo tên gọi, "Kỳ yên" tức là "Cầu an". Do đó ngoài nghi thức tế tự chính thống còn mang nhiều dạng tính ngưỡng dân gian. Như trong ngày Kỳ yên có lễ cúng miễu, có thể mời bà bống diễn xướng múa hát. Một số nơi ngày Kỳ yên có thể mời thầy Pháp đến làm lễ tống ôn, tá thổ. Một số nơi, nhiều nhà sư đến tụng kinh cầu an cho bà con trong làng trong xóm.

binh duong image

Hàng năm, mỗi đình làng ở Bình Dương có nhiều ngày lễ:

- Các lễ tiết tứ thời có ngày đưa thần (25/12), rước thần (30/12), nguyên Đán (1/giêng), Đoan Ngọ (5/5), khai sơn (7/1).

- Xưa kia, ngày 25 tháng chạp, lúc hội có còn làm việc tại đình, có lợi rửa con dấu bỏ vào hộp niêm kín, rồi dựng nêu báo tin thời gian nghĩ tết. Do đó ngày đưa thần còn gọi là ngày dựng nêu hoặc ngày niêm ấn. Đồng thời đến chiều ngày mồng 7, hương chức hội tề làm lễ khai ấn.

- Các ngày lễ của các tôn giáo xâm nhập vào chốn đình trung có ba ngày Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên.

- Các ngày lễ mang tính dân gian như lễ cúng miếu, cầu an tống phong.

Nhưng quan trọng nhất là lễ Hạ Điền và Thượng Điền. Lệ Hạ Điền thường tổ chức đầu mùa mưa - biến dạng của lễ Xuân Tế và thường ba năm có lệ lấy ngày Hạ Điền là ngày Kỳ yên. Còn lễ Thượng Điền tổ chức vào cuối mùa mưa, gọi là Thượng Điền chạp miễu. Nhưng ở Bình Dương thường không tổ chức lễ Thượng Điền vào những ngày cuối năm mà lại ảnh hưởng điển lễ "thu tế", tổ chức lễ Cầu Bông (còn gọi là lễ Cầu Hoa, Kỳ Huê) tổ chức vào khoảng giữa tháng 8. Đại khái các đình trong tỉnh Bình Dương mỗi năm đều có một lễ lớn và một lễ phụ Kỳ yên có nghĩa là cầu an, có nơi gọi là vía thần Thành Hoàng, vía Ông. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm. Lễ này kéo dài một ngày rưỡi đến ba ngày. Theo Trịnh Hoài Đức tác giả sách Gia Định Thành Thông Chí thì ngày giờ cúng tế tuỳ theo tục lệ của từng làng. Có chỗ chọn tháng giêng, tháng hai, giữ nghĩa "Xuân kỳ", có nghĩa vào mùa xuân làm lễ cầu thần cho được sắp tới. Hoặc có chỗ tháng 8, tháng 9, giữ nghĩa "thu báo", có nghĩa vào mùa thu làm lễ báo đáp sau khi gặt xong. Hoặc dùng trong ba tháng mùa Đông, giữ nghĩa trọn năm đã thành công nên tế "chưng", tế "lạp" tạ ơn thần (ta gọi là chạp miễu). Như thế lễ Kỳ yên hay lễ Cầu Bông đều nhằm mục đích cầu "Phong điều vũ thuận", mùa màng bội thu, "Quốc thái dân an", làng xóm yên vui, dân giàu nước mạnh.

Kỳ yên thường tổ chức vào các ngày 12 - 13 hoặc rằm - 16 là những ngày có trăng để dân làng có thể đến tham dự suốt đêm, ra về thuận tiện. Trong những ngày này triều cường cao, ghe xuồng tới lui cũng tiện. Kỳ yên thường tổ chức vào những tháng giao mùa như tháng 2, tháng 4, tháng 11… là thời điểm dân làng rãnh rỗi. Hiện nay chúng ta thấy nhiều đình ở gần nhau thì có ngày lễ hội trùng gống nhau. Tương truyền đó là ngày đưa sắc thần về làng nên dân làng tổ chức hội hè ăn mừng. Nhưng đó chỉ là một cách giải thích.

binh duong image