Các di tích lịch sử không thể bỏ qua khi đến Thành phố Thuận An

Thành phố Thuận An là một trong những thành phố có nhiều di tích gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân của quân và dân ta,...

1. Chiến khu Thuận An Hòa

* Di tích lịch sử cách mạng được công nhận vào ngày 07/3/2012

Chiến khu Thuận An Hòa là tên ghép của vùng đất thuộc 3 phường Thuận Giao, An Phú và Bình Hòa, thành phố Thuận An, được hình thành từ năm 1946, nhằm tạo thành vùng căn cứ ven đô ở cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn.

Hiện nay, Khu di tích chiến khu Thuận An Hòa bao gồm các hạng mục: Nhà bia, Tượng đài, Phòng truyền thống khu tưởng niệm chiến khu Thuận An Hòa,…

Địa chỉ: KP. Hòa Lân 2, P. Thuận Giao, TP. Thuận An.

Điện thoại: (0274) 3 755 211 - Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Thuận An.

2. Đình An Sơn

* Di tích lịch sử - văn hóa theo được công nhận vào ngày 04/7/2005

Đình được xây dựng vào năm 1914, với tổng diện tích sử dụng là 2.700 m, do nhân dân địa phương tạo lập thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh với tên gọi là “chiến khu An Sơn”, là nơi dừng chân của các lực lượng kháng chiến miền Đông Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tới thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đình An Sơn là trạm Y tế tiền phương, nơi tập kết của lực lượng vũ trang tiến đánh Sài Gòn.

Địa chỉ: Ấp An Quới, xã An Sơn, TX. Thuận An.

Điện thoại: (0274) 3 747 132 – (0274) 3 726 054 (chú Ngọc).

3. Đền Bình Nhâm

* Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận ngày 04/5/2013

Đền Bình Nhâm được xây dựng từ năm 2000. Đây là nơi ghi lại dấu son lịch sử cách mạng của Chi bộ Bình Nhâm, là 1 trong 3 chi bộ đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương).

Địa chỉ: P. Bình Nhâm, TX. Thuận An.

Điện thoại: (0274) 3 755 211 - Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Thuận An.

4. Miếu Bà Bình Nhâm

 * Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận ngày 22/12/2018

Miếu Bà Bình Nhâm được xây dựng từ năm 1914. Đây là nơi thờ Bà Chúa Xứ cùng các bậc tiền hiền đã có công khai hoang mở đất, quy tụ dân chúng, tạo lập làng xã và xây dựng miếu. Đây cũng là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của dân cư người Việt tại địa phương.

Địa chỉ: KP. Bình Phước, P. Bình Nhâm, TP.Thuận An.

Điện thoại: (0274) 3 755 211 - Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Thuận An.

5. Miếu Mộc Tổ

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh được công nhận vào ngày 02/6/2004

Miếu được xây theo kiểu nhà dân gian gồm ba gian, hai chái. Nhà thờ chính được làm gỗ với hoa văn chạm khắc tinh xảo thể hiện sự phát triển của ngành nghề mộc rất cao. Ngôi miếu để lại dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển của nghề mộc và sơn mài trên đất Bình Dương. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, miếu là nơi hoạt động cách mạng của địa phương.

Địa chỉ: KP. Long Thới, P. Lái Thiêu, TP.Thuận An.

Điện thoại: (0274) 3 755 211 - Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Thuận An.

6. Đình Phú Long

* Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia được công nhận ngày 28/12/2001

Đình được xây dựng năm 1842, nơi đây còn lưu giữ rất nhiều câu đối khắc trên thân các cây cột, bàn hương án... tất cả đều được chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng rực rỡ. Đình Phú Long hiện vẫn còn giữ được một số hoạt động sinh hoạt cộng đồng gắn với ý thức truyền thống dân tộc qua các lễ hội hàng năm và định kì: các lễ Chúc Xuân (01/01 âm lịch), lễ Khai Hạ (07/01 âm lịch) cúng rằm, cúng ông Hổ, đặc biệt là lễ cúng Kỳ yên vào các ngày 17, 18/8 âm lịch.

Địa chỉ: KP. Hòa Long, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An.

Điện thoại: (0274) 3 841 606 – Bảo tàng tỉnh Bình Dương.

(0274) 3 755 211 - Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Thuận An.